Kinh nghiệm chọn mua máy tính văn phòng ở Hà Nội

Mặc dù không linh hoạt được như laptop nhưng máy tính cây lại có những ưu điểm khó có thể thay thế như: hoạt động ổn định, cấu hình mạnh, lưu trữ lớn, màn hình to hơn,... Với những đơn vị không cần di chuyển nhiều vị trí của nhân viên thì đây là thiết bị văn phòng vừa đáp ứng nhu cầu chi phí vừa đáp ứng hiệu suất công việc nữa. Vậy kinh nghiệm chọn mua máy tính văn phòng là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Máy tính văn phòng gồm những bộ phận nào

Trước tiên để có những lưu ý khi mua bạn cũng cần biết máy tính văn phòng có những bộ phận nào.

Chip cho máy tính

Chip cho máy tính (hay còn gọi là CPU) là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Chúng bao gồm các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và các linh kiện điện tử thụ động kết nối với nhau. CPU được cho là bộ não chính của máy tính, chúng kiểm soát tất cả các hoạt động diễn ra trong máy tính.

Bộ nhớ máy tính RAM

Bộ nhớ máy tính là bộ phận truy xuất ngẫu nhiên với tốc độ ghi - đọc rất nhanh. Ram lưu trữ thông tin hiện hành giúp CPU có thể truy xuất và xử lý thao tác của người dùng. Đặc biệt là dữ liệu trên RAM sẽ không được lưu lại khi bạn tắt máy tính. Dung lượng Ram càng lớn thì càng tốt cho hệ thống máy tính và công việc của bạn càng được cải thiện.

Lưu ý: máy tính của bạn có thể hiện ra thiếu RAM là vì khi đang làm việc mà xảy ra tình trạng đơ, giật, lag. Bạn hãy kiểm tra chúng bằng tổ hợp phím: Ctrl + Alt + Del hoặc tổ hợp Ctrl + Shift + ESC để vào Trình quản lý tác vụ.

Bộ nguồn máy tính

Bộ nguồn (PSU) là một thiết bị phần cứng rất quan trọng của máy tính. Nó cung cấp điện cho các bộ phận và thiết bị khác của máy tính. Đáp ứng năng lượng cho máy tính hoạt động hiệu quả. Chọn được máy có bộ nguồn tốt sẽ giúp chúng có tuổi thọ, độ bền, sự ổn định,… cao hơn.

Ổ cứng

Ổ đĩa cứng (hay còn gọi là ổ cứng - HDD) là bộ phận lưu trữ tất cả các dữ liệu khi người dùng sử dụng máy tính. Chúng luôn được lưu trữ và cập nhật thường xuyên khi bạn hoạt động. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến: độ bảo mật của dữ liệu cá nhân, tốc độ chép xuất dữ liệu hay tốc độ khởi động máy khi bật,... Những dữ liệu bị mất khi hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó hồi phục lại được. Thông thường ổ cứng có 2 loại: HDD và SSD.

Vỏ máy tính 

Ngoài việc vỏ máy có nhiệm vụ bảo vệ và gắn kết các bộ phận của máy tính, vỏ máy cũng mang chức năng tỏa nhiệt ra môi trường. Vỏ máy rất đa dạng, từ chất liệu đến mẫu mã nên các bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau.

Ổ đĩa quang

Đây là một loại thiết bị dùng để lọc đĩa quang. Đĩa quang trong các máy tính hiện nay sẽ bao gồm ổ đọc dữ liệu (Read-only) và ổ đọc-ghi kết hợp (Burn and Read). Sử dụng các đĩa quang để lưu trữ dữ liệu hay cài đặt phần mềm sẽ là một lựa chọn không tồi.

Bo mạch chủ

Bảng mạch Mainboard (Bo mạch chủ - Motherboard) đóng vai trò là nền tảng của một bộ máy tính. Chúng được đặt ở vị trí trung tâm thùng máy. Chúng phân phối điện cho CPU, RAM,... và tất cả các thành phần khác trong phần cứng của máy tính. Điều quan trọng chúng liên kết những thành phần trong máy lại với nhau.

Những kinh nghiệm khi mua máy tính văn phòng là gì?

Kinh nghiệm chọn mua máy tính văn phòng vô cùng đơn giản, chúng chỉ cần đáp ứng những yếu tố sau:

Chip máy tính: Với người sử dụng là văn phòng, gia đình và học sinh thì bạn chỉ cần chọn chip Core i3 là được, nếu dùng cho các tác vụ xử lý cao hơn như đồ hoạ, game... thì cần cao hơn một chút.

RAM: Bạn nên chọn dòng có RAM từ 4GB trở lên. Hoặc bạn cũng có thể chọn loại từ 2GB. Tuy nhiên tốc độ xử lý công việc sẽ chậm hơn một chút thông thường loại này không khuyến khích dùng/

Bộ nguồn: Thông thường bạn chọn loại từ 500W là máy tính bạn đủ công suất để hoàn thành công việc rồi. Không cần loại công suất quá lớn vì như thế sẽ bị hao hụt chi phí.

Ổ cứng: Thông thường ổ cứng phù hợp nhất khoảng 1.5TB. Nhưng tùy thuộc vào công việc của bạn mà có thể sử dụng các loại ổ cứng khác nhau. Lời khuyên là bạn nên chọn máy tính có tích hợp sẵn SSD để tăng tốc độ xử lý tốt hơn.

Vỏ máy tính: tùy vào mỗi hãng khác nhau họ sẽ có phần vỏ đi kèm cho bạn

Ổ đĩa quang: mặc dù không quá quan trọng nhưng máy tính bạn cũng nên trang bị để thỉnh thoảng sử dụng hoặc cài đặt lại hệ điều hành.

Mainboard: Điều này phụ thuộc vào loại chip và RAM mà bạn đã lựa chọn để có bo mạch chủ phù hợp

Ngoài ra thì việc chọn máy tính có màn hình 24 inch trở xuống và độ phân giải full HD sẽ đáp ứng nhu cầu việc làm. Với những người làm đồ họa, cần được nhìn bản vẽ tổng thể hơn, có thể cân nhắc mua loại màn hình lớn, cong khác nhau.

Trên đây là những kinh nghiệm tổng hợp bởi Hoàng Hà Computer. Để được tư vấn và lựa chọn máy tính phù hợp hơn nữa hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Đảm bảo đúng nhu cầu, đúng sản phẩm luôn.

 

Tổng đài góp ý khiếu nại

(08h00 - 20h00 tất cả các ngày trong tuần)

Gọi ngay Gọi ngay Chat với chúng tôi qua Zalo Chat Zalo Facebook của chúng tôi Facebook Chat với chúng tôi qua Messenger Messenger